VVVD — QUANG NINH/VAN DON INTL

VVVD AD 2.1  TÊN VÀ CHỈ ĐỊA DANH SÂN BAY

VVVD — QUANG NINH/VAN DON INTL

VVVD AD 2.2  DỮ LIỆU HÀNH CHÍNH VÀ ĐỊA LÝ SÂN BAY

1

Tọa độ và vị trí điểm quy chiếu sân bay

210705B - 1072451Đ
Nút giao của tim đường lăn B4 và tim đường CHC 03/21
2

Hướng và cự ly so với thành phố

Cách thành phố Hạ Long 51 KM về phía Đông Bắc
3

Mức cao/nhiệt độ trung bình

8 M/32.823°C
4Độ chênh cao giữa mặt Geoid và Ellipsoid tại vị trí mức cao sân bayKhông
5

Độ lệch từ/Thay đổi hàng năm

1.8° Tây/Không
6

Tên nhà chức trách/khai thác sân bay, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email, địa chỉ AFS và, nếu có, địa chỉ website

Post:

Địa chỉ: Cục Hàng không Việt Nam (CAAV)
Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Telephone:   +84 203 3589985+84 024 38840144/ +84 856 189985 4353807/ +84 904 353807

Fax:   +84 024 38865832+84 203 3589986

Email:   cuongvq@naa.gov.vn Không

AFS:   Không

URL:   Không

Post:

Địa chỉ: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Vân Đồn
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Telephone:   +84 203 3901111/ +84 969 969666

Fax:   +84 203 3901111+84 203 3901999

Email:   dungvn02@sungroup.com.vnKhông

AFS:   VVVDYDYO

URL:   Không

7

Loại chuyến bay được phép (IFR/VFR)

IFR/VFR
8

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.3  GIỜ HOẠT ĐỘNG

1

Nhà chức trách/khai thác sân bay

H24
2

Hải quan và xuất nhập cảnh

H24
3

Chăm sóc sức khỏe và vệ sinh dịch tễ

H24
4

Cơ sở AIS sân bay

H24
5

Phòng thủ tục bay

H24
6

Cơ sở khí tượng sân bay

H24
7

Dịch vụ không lưu

H24
8

Nhiên liệu

H24
9

Dịch vụ bốc dỡ

H24
10

An ninh

H24
11

Dọn tuyết

Không
12

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.4  DỊCH VỤ BỐC DỠ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ

1

Phương tiện bốc dỡ hàng hóa

Băng chuyền, xe kéo, xe đẩy hàng và xe nâng hàng
2

Loại nhiên liệu/dầu

JET A1/Không
3

Phương tiện nạp nhiên liệu/sức chứa

1 xe 5 000 gallon và 1 xe 10 500 lít
4

Phương tiện dọn tuyết

Không
5

Nhà vòm cho tàu bay vãng lai

Không
6

Phương tiện sửa chữa cho tàu bay vãng lai

Không
7

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.5  PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH

1

Khách sạn

Gần sân bay và trong thị trấn
2

Nhà hàng

Tại sân bay và trong thành phố
3

Phương tiện giao thông

Xe buýt, taxi và ô tô cho thuê
4

Thiết bị y tế

Sơ cứu tại sân bay. Trung tâm y tế huyện Vân Đồn trong thị trấn
5

Ngân hàng và bưu điện

Trong thị trấn. Giờ làm việc từ 0100 UTC đến 1000 UTC
6

Văn phòng du lịch

Trong thị trấn
7

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.6  DỊCH VỤ CỨU NẠN VÀ CỨU HOẢ SÂN BAY

1

Cấp cứu hỏa tại sân bay đáp ứng

  1. Cấp 9 (tàu bay dân dụng)

  2. H3 (tàu bay trực thăng)

2

Thiết bị cứu nạn

Đáp ứng theo tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO

  1. Xe chữa cháy: 3

  2. Khối lượng foam: 3 120 L (AFFF 3%); loại B

  3. Dung tích nước: 26 000 L

  4. Tốc độ xả foam bọt: 15 000 L/min

  5. Khối lượng bột khô: 585 kg

  6. Xe cứu thương: 1

3

Khả năng di chuyển tàu bay bị hỏng

  1. A350, B787 trở xuống

  2. Liên hệ: Đại diện người khai thác cảng chịu trách nhiệm về công tác khẩn nguy

    Điện thoại: +84 886077677

4

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.7  MÙA HOẠT ĐỘNG - DỌN QUANG

1Các loại thiết bị dọn quangKhông
2Ưu tiên dọn quangKhông
3

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.8  SÂN ĐỖ, ĐƯỜNG LĂN VÀ DỮ LIỆU CỦA VỊ TRÍ KIỂM TRA

1Ký hiệu, bề mặt và sức chịu tải của sân đỗ
  1. Sân đỗ (từ vị trí đỗ 1 đến 6A), Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

  2. Sân quay đầu đặt tại ngưỡng đường CHC 03, 120 x 200 x 58 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

  3. Sân quay đầu đặt tại ngưỡng đường CHC 21, 120 x 200 x 58 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

Sân quay đầu đặt tại ngưỡng đường CHC 21, 120 x 200 x 58 M, Bê tông xi măng

Sân quay đầu đặt tại ngưỡng đường CHC 03, 120 x 200 x 58 M, Bê tông xi măng

Sân đỗ (từ vị trí đỗ 1 đến 6A), Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/X/U

2Ký hiệu, chiều rộng, bề mặt và sức chịu tải của đường lăn
  1. Đường lăn nối A1, 43.1 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

  2. Đường lăn nối A2, 43.1 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

  3. Đường lăn song song B, 23 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

  4. Đường lăn nối B4, 35.4 M, Bê tông xi măng, PCN 880/R/B/W/U

  5. Đường lăn nối B5, 23 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/W/U

Đường lăn B5 (đường lăn nối), 23 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/X/U

Đường lăn B4, 35.4 M, Bê tông xi măng, PCN 880/R/B/X/U

Đường lăn song song B, 23 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/X/U

Đường lăn A2, 43.1 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/X/U

Đường lăn A1, 43.1 M, Bê tông xi măng, PCR 880/R/B/X/U

3

Vị trí và mức cao của điểm kiểm tra đồng hồ độ cao

Không
4

Điểm kiểm tra VOR

Không
5

Điểm kiểm tra INS

Không
6

Ghi chú

  1. Khả năng tiếp thu tàu bay code E trở xuống (B787, A350, A321, A320 ... và tàu bay trực thăng có (D) thiết kế tối đa từ 25 m trở xuống).

  2. Vệt lăn A: Là đoạn nối đường lăn A1A2, song song với đường lăn B, nằm trong sân đỗ.

  3. Năng lực khai thác của sân quay đầu: Đáp ứng khai thác các tàu bay code E (B787, A350) và tương đương trở xuống.

Năng lực khai thác của sân quay đầu: Đáp ứng khai thác các tàu bay code E (B787, A350) và tương đương trở xuống.

Vệt lăn A: Là đoạn nối đường lăn A1A2, song song với đường lănB, nằm trong sân đỗ.

VVVD AD 2.9  HỆ THỐNG KIỂM SOÁT, HƯỚNG DẪN DI CHUYỂN MẶT ĐẤT VÀ SƠN KẺ DẤU HIỆU CHỈ DẪN

1

Các ký hiệu chỉ dẫn cho tàu bay đậu, chỉ dẫn lăn và vị trí đậu của tàu bay

Các ký hiệu chỉ dẫn lăn có ở tất cả các nút giao của đường lăn, đườngCHC và tất cả các vị trí chờ;

Hướng dẫn lăn trên sân đỗ;

Hệ thống dẫn đỗ tàu bay VDGS tại Cảng HKQT Vân Đồn có tại các vịtrí đỗ số 02 và số 03.

Lưu ý: Để tránh tình trạng tàu bay dừng quá vạch dừng đỗ, người láicần tuân thủ giới hạn tốc độ của tàu bay khi tiếp cận vào vị trí đỗ tàubay sử dụng VDGS, cụ thể như sau:

  1. Giới hạn tốc độ lăn của tàu bay khi tiếp cận vào vị trí đỗ có trang bị VDGS:

    1. Tốc độ tàu bay không vượt quá 4 M/SEC trong khoảng cách tính từ thời điểm VDGS nhận diện tàu bay cho đến 20 M so với vạch dừng bánh mũi.

    2. Tốc độ tàu bay không vượt quá 3 M/SEC trong khoảng cách từ 20 M đến 10 M so với vạch dừng bánh mũi.

    3. Tốc độ tàu bay không vượt quá 2 M/SEC trong khoảng cách từ 10 M đến 3 M so với vạch dừng bánh mũi (trong khoảng cách còn lại, giảm dần tốc độ và dừng tại vạch dừng bánh mũi).

  2. Khoảng cách tối đa giữa tâm bánh mũi của tàu bay so với tâm vạch dừng bánh mũi là: ± 0,5 M.

2

Đèn và sơn kẻ dấu hiệu trên đường CHC và đường lăn

Đường CHC:

Sơn kẻ dấu hiệu: Ký hiệu đường CHC, ngưỡng đường CHC, khu vực chạm bánh, tim đường CHC, lề đường CHC, sân quay đầu.

Đèn:

  1. Đường CHC 03: Khu vực chạm bánh, tim, lề, ngưỡng, giới hạn, cuối đường CHC, bảo vệ đường CHC..

  2. Đường CHC 21: Tim, lề, ngưỡng, giới hạn, cuối đường CHC, bảo vệ đường CHC..

Đường lăn:

Sơn kẻ dấu hiệu: Tim, lề, các vị trí chờ tại tất cả các nút giao của đường lăn/đường CHC

Đèn: Các vị trí chờ, tim, lề, tim đường lăn sân quay đầu

3

Đèn vạch dừng

Các đường lăn: B4, B5
4

Các phương pháp khác bảo vệ đường CHC khác

Không
5

Ghi chú

Có đèn chớp tuần tự ngưỡng đường CHC 03 , đèn chớp nhận dạngngưỡng đường CHC 03/21 ; đèn chờ trung gian.

VVVD AD 2.10  CHƯỚNG NGẠI VẬT SÂN BAY

Trong Khu vực 2

Nhận dạng/Ký hiệu chướng ngại vật

Loại chướng ngại vật

Vị trí của chướng ngại vật

Mức cao/ chiều cao

Dấu hiệu/ Loại, màu sắc, đèn

Ghi chú

abcdef
Sẽ được bổ sung sau

Trong Khu vực 3

Nhận dạng/Ký hiệu chướng ngại vật

Loại chướng ngại vật

Vị trí của chướng ngại vật

Mức cao/ chiều cao

Dấu hiệu/ Loại, màu sắc, đèn

Ghi chú

abcdef
Sẽ được bổ sung sau

VVVD AD 2.11  LOẠI TIN TỨC KHÍ TƯỢNG ĐƯỢC CUNG CẤP

1

Cơ sở khí tượng liên quan

Trạm quan trắc khí tượng Vân Đồn
2

Giờ hoạt động

H24
Cơ sở MET ngoài giờ hoạt độngKhông
3

Cơ sở chịu trách nhiệm chuẩn bị bản tin TAF

Trung tâm khí tượng hàng không Nội Bài
Thời gian hiệu lực

24 giờ (Cập nhật 6 giờ/lần với thời gian bắt đầu có hiệu lực vào lúc 0000, 0600, 1200 và 1800; phát hành không sớm hơn 1 giờ và không trễ hơn trước 30 phút so với giờ bắt đầu hiệu lực của bản tin TAF)

4Dự báo xu hướngTREND (Được đưa vào METAR)

Khoảng cách phát hành

2 giờ
5

Cung cấp tư vấn/thuyết trình

Nhân viên khí tượng tư vấn
6

Hồ sơ bay

Bao gồm bản đồ hoặc biểu mẫu, có chứa thông tin khí tượng cho chuyến bay (bản đồ Wind/Temp, SIGWX, số liệu OPMET,…)

Ngôn ngữ được sử dụng

Tiếng Anh/Tiếng Việt
7

Các bản đồ và các tin tức khác có sẵn để thuyết trình hoặc tư vấn

Có sẵn
8

Thiết bị bổ sung sẵn có để cung cấp tin tức

Thiết bị đầu cuối
9

Các cơ sở ATS được cung cấp tin tức khí tượng

Van Don TWR
10

Tin tức bổ sung bổ sung (hạn chế của dịch vụ, v.v…)

Địa chỉ AMHS: VVVDYMYX

VVVD AD 2.12  CÁC SỐ LIỆU VÀ ĐẶC TÍNH ĐƯỜNG CHC

Ký hiệu đường CHC
Số

Hướng thực

Kích thước đường CHC (M)

Sức chịu tải (PCR) bề mặt đường CHC và đoạn dừng

Tọa độ ngưỡng đườngCHC

Toạ độ cuối đường CHC

Độ chênh cao giữa mặt Geoid và Ellipsoid tại ngưỡng đường CHC

Mức cao ngưỡng đườngCHC và mức cao nhất của khu chạm bánh đường CHC tiếp cận chính xác

123456
03 026° 3 600 x 45 880/R/B/WX/U
Bê tông xi măng
210620.93N 1072427.91E
NIL
NIL
THR 7.0 M
NIL
21 206° 3 600 x 45 880/R/B/XW/U
Bê tông xi măng

210806.25N

1072522.37E

NIL
NIL

THR 6.5 M
NIL
Ký hiệu đường CHC
Số
Độ dốc RWY-SWY

Kích thước đoạn dừng (M)

Kích thước khoảng trống (M)

Kích thước dải bảo hiểm (M)

Kích thước khu vực an toàn cuối đường CHC (M)

17891011
03 0.01 % 100 x 60Không 3 920 x 300 150 x 140
21 0.01 % 100 x 60Không 3 920 x 300 150 150 x 140
Ký hiệu đường CHC
Số
Vị trí và mô tả của hệ thống vật liệu kỹ thuật trợ giúp dừng tàu bay (EMAS)

OFZ

Ghi chú

1121314
03KhôngKhôngKhông
21KhôngKhôngKhông

VVVD AD 2.13  CÁC CỰ LY CÔNG BỐ

Ký hiệu đường CHC

Cự ly chạy đà cất cánh (M)

Cự ly có thể cất cánh (M)

Cự ly có thể dừng khẩn cấp (M)

Cự ly có thể hạ cánh (M)

Ghi chú

123456
03 3 600 3 600 3 700 3 600 Không
21 3 600 3 600 3 700 3 600 Không

VVVD AD 2.14  ĐÈN TIẾP CẬN VÀ ĐÈN ĐƯỜNG CHC

Ký hiệu đường CHC

Đèn tiếp cận

Loại

Chiều dài

Cường độ

Đèn ngưỡng

Màu sắc

Đèn cánh

Đèn VASIS

(MEHT)

PAPI

Đèn khu chạm bánh

Chiềudài

Đèn tim đường CHC

Chiều dài

Giãn cách

Màu sắc

Cường độ

Đèn lề đường CHC

Chiều dài

Giãn cách

Màu sắc

Cường độ

Đèn cuối đường CHC

Màu sắc

Đèn cánh

Đèn đoạn dừng

Chiều dài (M)

Màu sắc

Ghi chú
12345678910
03

CAT II

900 M

LIH

Xanh lácây

Không

PAPI

Trái/ 3°

900 M Không

3 600 M

15 M

Trắng/đỏ

LIH

3 600 M

60 M

Trắng/vàng

LIH

Đỏ

Không

Không

Đỏ

Không
21

Hệ thống đèn tiếp cận giản đơn

420 M

LIH

Xanh lácây

Không

PAPI

Trái/ 3°

Không

3 600 M

15 M

Trắng/đỏ

LIH

3 600 M

60 M

Trắng/vàng

LIH

Đỏ

Không

Không

Đỏ

Không

VVVD AD 2.15  CÁC LOẠI ĐÈN KHÁC, NGUỒN ĐIỆN DỰ PHÒNG

1

Vị trí, đặc tính đèn hiệu sân bay/đèn nhận biết và giờ hoạt động

- Đèn hiệu sân bay: Đặt trên nóc đài kiểm soát tại sân bay, màu trắng,xanh nhấp nháy 2 giây 1 lần/màu xanh trắng quay 12 vòng/phútđèn nhận biết: không..

- Ðèn nhận biết: Không

H24

2

Đèn và vị trí ký hiệu chỉ hướng hạ cánh

Đèn và vị trí của thiết bị đo gió

Không

Đầu đường 03 và 21: Có cột gió (có chiếu sáng)

3

Đèn lề, đèn tim đường lăn và đèn vạch dừng (nếu có)

See AD 2.9
4

Nguồn điện dự phòng/thời gian chuyển nguồn

- Trạm T1: 2 máy phát điện 446 KVA, nằm cạnh đài kiểm soát tạisân bay Vân Đồn.

- Trạm T2: 2 máy phát điện 305 KVA, nằm ngưỡng đường CHC 03 (cạnh đài GP).

- Trạm T6: 2 máy phát điện 659 KVA, nằm dưới chân đài kiểm soáttại sân bay Vân Đồn.

- Thời gian chuyển đổi dưới 1 giây.

5

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.16  KHU VỰC DÀNH CHO TRỰC THĂNG HẠ CÁNH

1

Tọa độ TLOF hoặc ngưỡng của FATO

Độ chênh cao giữa mặt Geoid và Ellipsoid

Không
2

Mức cao TLOF và/hoặc FATO mức cao M/FT

Không
3

Kích thước, bề mặt, sức chịu tải, sơn tín hiệu khu vực TLOF và FATO

Không
4

Hướng thực của FATO

Không
5

Cự ly công bố có sẵn

Không
6

Đèn APP và FATO

Không
7

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.17  VÙNG TRỜI CÓ KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU

1

Tên và giới hạn ngang

Khu vực kiểm soát tại sân bay Vân Đồn là 1 vòng tròn có bán kính 30 KM, tâm là tọa độ đài DVOR/DME VDO
2

Giới hạn cao

Từ mặt đất/nước đến và bao gồm độ cao 2 750 M (9 000 bộ) (so với mực nước biển trung bình)
3

Phân loại vùng trời

D
4

Tên gọi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu

Ngôn ngữ

Đài kiểm soát tại sân bay Vân Đồn

Tiếng Anh, Tiếng Việt

5

Độ cao chuyển tiếp

2 750 M/FL 100
6

Giờ áp dụng (hoặc giờ hoạt động)

H24
7

Ghi chú

Không

VVVD AD 2.18  PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC ĐỐI KHÔNG

Loại dịch vụ

Tên gọi

Tần số

Frequency

Giờ hoạt động

Ghi chú

12345
Tại sânTại sân Vân Đồn 118.100 MHZH24Tần số chính
118.850 MHZH24Tần số phụ
121.500 MHZ H24Tần số khẩn nguy
Tiếp cậnTiếp cận Nội Bài 125.100 MHZH24Tần số chính
121.000 MHZH24Tần số phụ
121.500 MHZH24Tần số khẩn nguy
Đường dàiĐường dài Hà Nội 133.650 MHZH24Tần số chính
132.925 MHZH24Tần số dự phòng
121.500 MHZ H24Tần số khẩn nguy

VVVD AD 2.19  ĐÀI PHỤ TRỢ VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG VÀ HẠ CÁNH

Loại đài phụ trợ

Độ lệch từ

Loại OPS hỗ trợ (độ lệch từ tại trạm đối với VOR/ILS MLS)

Tên gọi

Tần số

Giờ hoạt động

Vị trí ăngten phát

Tọa độ

Mức cao ăng ten phát của thiết bị đo khoảng cách (DME)

Bán kính phạm vi cung cấp dịch vụ tính từ điểm tham chiếu GBAS

Ghi chú

12345678
DVOR/DME VDO 115.400 MHZ
CH 101X
H24

210423.9B

1072323.8Đ

 Không 
ILS/LOC IVD 109.900 MHZH24

210814.7B

1072526.8Đ

 Không

Tầm phủ: 25 NM.

Cách ngưỡng đường CHC 21 về phía Bắc 290 M.

ILS/GP-DME IVD 338.800 MHZ
CH 36X
H24

210631.4B

1072429.1Đ

 Không

- Tầm phủ GP: 10 NM.

- Tầm phủ DME: 25 NM.

- Cách ngưỡng đường CHC 03 về phía Tây Bắc 328 M.

VVVD AD 2.20  CÁC QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG TẠI SÂN BAY

1  CÁC QUY ĐỊNH TẠI SÂN BAY

Một số quy định riêng áp dụng tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Các quy định này được ban hành trong Tài liệu hướng dẫn khai thác có tại Trung tâm Điều hành sân bay Vân Đồn. Tài liệu này bao gồm các quy định cụ thể với các nội dung hướng dẫn như sau:

  1. Ý nghĩa của sơn kẻ, biển báo;

  2. Tin tức về các điểm đỗ tàu bay;

  3. Tin tức về việc lăn đến và đi từ các vị trí đỗ tàu bay kể cả huấn lệnh lăn;

  4. Trợ giúp của nhân viên đánh tín hiệu và xe dẫn dắt tàu bay.

2  DỜI VÀ LĂN TỚI VỊ TRÍ ĐỖ
2.1  

Đài kiểm soát tại sân bay Vân Đồn sẽ chỉ định vị trí đỗ cho tàu bay đến.

2.2  PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC CÁC VỊ TRÍ ĐỖ TÀU BAY
2.2.1  VỊ TRÍ ĐỖ TÀU BAY DÂN DỤNG

Vị trí đỗ tàu bay

Phương thức vận hành, khai thác tàu bay

1, 2, 3

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 36 M và tương đương trở xuống.

  1. Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

  2. Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo,đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A để khởi hành.

Lưu ý: Vị trí đỗ số 2, 3 có trang bị cầu hành khách.

1A, 1B

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 20 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo, đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A ra để khởi hành.

4, 5, 6

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 65 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo,đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A để khởi hành.

5A

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 30 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Tàu bay tự lăn ra để khởi hành.

5B, 6A

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 36 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Tàu bay tự lăn ra để khởi hành.

Vị trí đỗ tàu bay

Phương thức vận hành, khai thác tàu bay

Aircraft stands

Aircraft operational procedures

1, 2, 3

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 36 M và tương đương trở xuống.

  1. Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

  2. Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo,đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A để khởi hành.

Lưu ý: Vị trí đỗ số 2, 3 có trang bị cầu hành khách.

1A, 1B

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 20 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo, đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A ra để khởi hành.

1C

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 15 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo, đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A ra để khởi hành.

4, 5, 6

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 65 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Dùng xe kéo,đẩy lùi tàu bay ra vệt lăn A để khởi hành.

5A

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 30 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Tàu bay tự lăn ra để khởi hành.

5B, 6A

Sử dụng cho loại tàu bay có sải cánh lớn nhất là 36 M và tương đương trở xuống.

- Đối với tàu bay đến: Tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.

- Đối với tàu bay khởi hành: Tàu bay tự lăn ra để khởi hành.

2.2.2  VỊ TRÍ ĐỖ TÀU BAY TRỰC THĂNG

Vị trí đỗ tàu bay trực thăng

Phương thức vận hành, khai thác tàu bay

1C

Khai thác tàu bay trực thăng có D (đường kính) thiết kế từ 25 m trở xuống

Ghi chú: Trực thăng tại vị trí đỗ 1C: Tàu bay trực thăng được vận hành theo phương thức tự di chuyển vào và di chuyển ra theo vệt lăn trên sân đỗ hoặc vệt lăn A trước khi tự hành theo phương thức khai thác.

2.2.3  NHỮNG HẠN CHẾ, LƯU Ý TẠI SÂN ĐỖ
  1. Khi có tàu bay khai thác tại vị trí đỗ 1 thì không khai thác các vị trí đỗ 1A, 1B và ngược lại;

  2. Khi đẩy lùi tàu bay từ các vị trí đỗ 1, 1A, 1B ra vệt lăn A chỉ được phép đẩy tàu bay theo hướng mũi tàu bay về hướng Nam để đảm bảo an toàn;

  3. Khi có tàu bay khai thác tại vị trí đỗ 1C thì tàu bay tại vị trí đỗ số 2 chỉ được đẩy lùi theo hướng mũi tàu hướng về phía Nam;

  4. Khi khai thác vị trí đỗ 5 thì không khai thác vị trí đỗ 5A, 5B và ngược lại;

  5. Khi khai thác vị trí đỗ 6 thì không khai thác vị trí đỗ 6A và ngược lại;

  6. Tàu bay tại vị trí đỗ 5A5B chỉ được tự lăn ra khi không có tàu bay đỗ tại vị trí đỗ 6.

  7. Khi khai thác tàu bay trực thăng có D (đường kính) thiết kế vượt quá 22 m và nhỏ hơn 25 m tại vị trí đỗ 1C thì tại vị trí đỗ 1 không được phép khai thác tàu bay code C, chỉ được phép khai thác tàu bay code B trở xuống và ngược lại.

  8. Khi có tàu bay trực thăng khai thác tại vị trí đỗ 1C thì tàu bay tại vị trí đỗ 1A, 1, 1B, 2 chỉ được đẩy lùi theo hướng mũi tàu hướng về phía Nam.

  9. Khi khai thác tàu bay trực thăng tại vị trí đỗ 1C người và phương tiện phục vụ tàu bay trực thăng phải đứng ngoài vạch giới hạn vị trí đỗ 1C, để đảm bảo an toàn đến khi cánh quạt của tàu bay trực thăng đã dừng hẳn mới được tiếp cận vị trí đỗ tàu bay trực thăng để khai thác.

2.3  PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH TÀU BAY
2.3.1  Phương thức vận hành tàu bay từ đường CHC, đường lăn vào sân đỗ và ngược lại:
  1. Đối với tàu bay hạ cánh:

    1. Đường CHC 03:

      1. Đường CHC 03 → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      2. Đường CHC 03 → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      3. Đường CHC 03 → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      4. Đường CHC 03 → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      5. Đường CHC 03 → Sân quay đầu đường CHC 21 → đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      6. Đường CHC 03 → Sân quay đầu đường CHC 21 → đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

    2. Đường CHC 21:

      1. Đường CHC 21 → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      2. Đường CHC 21 → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      3. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      4. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      5. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

      6. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ.

  2. Đối với tàu bay cất cánh:

    1. Đường CHC 03:

      1. Sân đỗ tàu bay → Vệt lăn A → Đường lăn B4 → Đường CHC 03 → Cất cánh;

      2. Sân đỗ tàu bay → Vệt lăn A → Đường lăn B5 (đường lăn thoát nhanh) → Đường CHC 03 → Cất cánh

    2. Đường CHC 21:

      1. Sân đỗ tàu bay → Vệt lăn A → Đường lăn A1 → Đường lăn B4 → Đường CHC 21 → Cất cánh.

2.3.2  Phương thức vận hành tàu bay trực thăng

Ghi chú: Tàu bay trực thăng được phép hạ cánh tại giao điểm giữa đường lăn B4 và đường CHC (điểm quy chiếu sân bay của Cảng HKQT Vân Đồn).

  1. Đối với tàu bay hạ cánh:

    1. Đường CHC 03:

      1. Đường CHC 03 → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      2. Đường CHC 03 → Đường lăn B4 → đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

      3. Đường CHC 03 → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      4. Đường CHC 03 → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

      5. Đường CHC 03 → Sân quay đầu đường CHC 21 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      6. Đường CHC 03 → Sân quay đầu đường CHC 21 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

    2. Đường CHC 21:

      1. Đường CHC 21 → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      2. Đường CHC 21 → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

      3. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      4. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B5 → Đường lăn B → Đường lăn A2 → Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

      5. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn A1 → vị trí đỗ 1C.

      6. Đường CHC 21 → Sân quay đầu đường CHC 03 → Đường CHC → Đường lăn B4 → Đường lăn B → Đường lăn A2 →Vệt lăn A → vị trí đỗ 1C.

  2. Đối với tàu bay cất cánh:

    1. Đường CHC 03:

      1. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn trên sân đỗ → Đường lăn A1 → Đường lăn B4 → Đường CHC 03 → Cất cánh;

      2. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn trên sân đỗ →Vệt lăn A → Đường lăn A2 → Đường lăn B → Đường lăn B4 → Đường CHC 03 → Cất cánh;

      3. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn A → Đường lăn A2 → Đường lăn B5 (đường lăn thoát nhanh) → Đường CHC 03 → Cất cánh.

      4. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn trên sân đỗ → Đường lăn A1 → Đường lăn B → Đường lăn B5 → Đường CHC 03 → Cất cánh.

    2. Đường CHC 21:

      1. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn trên sân đỗ → Đường lăn A1 → Đường lăn B4 → Đường CHC 21 → Cất cánh.

      2. Vị trí đỗ 1C (quay đầu tàu bay trong điểm vạch dừng đường kính 12.5 m) → Vệt lăn trên sân đỗ → Vệt lăn A → Đường lăn A2 → Đường lăn B → Đường lăn B4 → Đường CHC 21 → Cất cánh.

  1. Khi có tàu bay khai thác tại vị trí đỗ số 1 thì không khai thác các vị trí đỗ 1A, 1B và ngược lại;

  2. Khi đẩy lùi tàu bay từ các vị trí đỗ số 1, 1A, 1B, 1C ra vệt lăn A tại chỉ được phép đẩy tàu bay theo hướng mũi tàu bay về hướng Nam để đảm bảo an toàn;

  3. Khi có tàu bay khai thác tại vị trí đỗ số 1C thì tàu bay tại vị trí đỗ số 2 chỉ được đẩy lùi theo hướng mũi tàu hướng về phía Nam;

  4. Khi khai thác vị trí đỗ số 5 thì không khai thác vị trí đỗ số 5A, 5B và ngược lại;

  5. Khi khai thác vị trí đỗ số 6 thì không khai thác vị trí đỗ 6A và ngược lại;

  6. Tàu bay tại vị trí đỗ số 5A5B chỉ được tự lăn ra khi không có tàu bay đỗ tại vị trí đỗ số 6.

Lưu ý:

VVVD AD 2.21   CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢM TIẾNG ỒN

 

VVVD AD 2.22  CÁC PHƯƠNG THỨC BAY

1  Phương thức khởi hành và phương thức đến sử dụng RNP 1 và RNP APCH
1.1  Phương thức khai thác chung
1.1.1 Để khai thác phương thức SID/STAR RNP 1 và RNP APCH tại sân bay Vân Đồn, hệ thống dẫn đường của tàu bay phải đáp ứng được tiêu chuẩn về độ chính xác RNP 1 và RNP APCH của ICAO dựa trên cơ sở hạ tầng dẫn đường Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu.
1.1.2 Tổ lái có trách nhiệm kiểm tra dự báo độ toàn vẹn dữ liệu dẫn đường vệ tinh theo Phương thức khai thác dịch vụ dự báo độ toàn vẹn dữ liệu vệ tinh RAIM.
1.1.3 Người khai thác tàu bay/tổ lái không được phê chuẩn để thực hiện bay phương thức RNP 1 và RNP APCH dựa trên GNSS phải thông báo cho Đài kiểm soát tại sân bay Vân Đồn (TWR Vân Đồn) và dự kiến sử dụng phương thức truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế.
1.1.4 Các đường bay chuyển tiếp được thiết lập nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối vệt bay SID/STAR RNP 1 với hệ thống đường bay ATS hiện hành.
1.1.5 Người khai thác tàu bay/tổ lái dự kiến sử dụng phương thức RNP 1 và RNP APCH tại sân bay Vân Đồn phải điền các ký hiệu mô tả năng lực dẫn đường phù hợp trong kế hoạch bay không lưu như sau:
  1. Điền R (PBN approved) vào Mục 10a;

  2. Điền O1 (RNP 1 all permitted sensors) hoặc O2 (RNP 1 GNSS), S1 (RNP APCH) hoặc S2 (RNP APCH with BARO-VNAV) vào sau PBN/ tại Mục 18;

  3. Xác định trang thiết bị hỗ trợ từng loại năng lực dẫn đường tại mục 18 và điền vào Mục 10a (G, D, I đối với O1 hoặc G đối với O2, S1 và S2).

1.1.6 Trước khi thực hiện chuyến bay, tổ lái phải kiểm tra cơ sở dữ liệu dẫn đường đã được cập nhật theo thời điểm hiện hành và vị trí tàu bay đã được nạp chính xác. Tổ lái phải xác nhận điểm ra vào trên đường bay ATS được chỉ định trong huấn lệnh ban đầu; và các thay đổi sau đó, đảm bảo thứ tự các lộ điểm được thể hiện trên hệ thống dẫn đường trùng khớp với đường bay được thể hiện trong sơ đồ và lộ trình đã được chỉ định.
1.1.7 Tổ lái chỉ được phép thực hiện phương thức SID/STAR RNP 1 và RNP APCH khi có thể trích xuất các phương thức từ cơ sở dữ liệu dẫn đường trên tàu bay và tuân thủ theo lộ trình được thể hiện trong sơ đồ (lộ trình này có thể được chỉnh sửa theo huấn lệnh của TWR Vân Đồn sau đó). Tổ lái không được phép nạp hoặc tạo thủ công các lộ điểm mới bằng cách điền kinh độ/vĩ độ hoặc các giá trị cự ly/hướng của lộ điểm so với đài dẫn đường (rho/theta). Ngoài ra, tổ lái không được phép thay đổi loại lộ điểm trong cơ sở dữ liệu của phương thức SID/STAR RNP 1 và RNP APCH từ lộ điểm bay tham chiếu thành lộ điểm bay qua hoặc ngược lại.
1.1.8 Tổ lái phải tuân thủ độ cao được ấn định bởi TWR Vân Đồn, đồng thời cũng phải tuân thủ các giới hạn về độ cao và tốc độ được thể hiện trong phương thức SID/STAR RNP 1 và RNP APCH. Huấn lệnh của TWR Vân Đồn sẽ được ưu tiên hơn nếu huấn lệnh đó không cho phép tổ lái có khả năng tuân thủ theo các giới hạn về độ cao và tốc độ được thể hiện trong phương thức.

 

1.1.9 Nếu TWR Vân Đồn chỉ định cho tàu bay ra khỏi đường bay ATS, tổ lái không được chỉnh sửa kế hoạch bay trong hệ thống RNP cho đến khi nhận được huấn lệnh tiến nhập trở lại đường bay hoặc TWR Vân Đồn xác nhận huấn lệnh về đường bay mới. Khi tàu bay không nằm trên đường bay công bố thì không yêu cầu về độ chính xác.
1.1.10 Trong quá trình khai thác các phương thức SID/STAR RNP 1 và RNP APCH, TWR Vân Đồn và tổ lái áp dụng thuật ngữ theo tiêu chuẩn được quy định tại Tài liệu 4444 của ICAO về phương thức không lưu (Doc 4444 PANS-ATM).
1.2  Đối với tàu bay khởi hành
1.2.1 Phương thức dành cho tàu bay khởi hành gồm hai thành phần chính:
  1. Phương thức khởi hành; và

  2. Phương thức chuyển tiếp nếu cần thiết.

1.2.2 Phương thức chuyển tiếp bắt đầu từ điểm cuối của phương thức khởi hành đến vị trí mà tàu bay sẽ bắt đầu tiến nhập vào đường bay ATS.
1.2.3 Các giới hạn về độ cao nhằm thiết lập phân cách giữa tàu bay khởi hành với chướng ngại vật và với tàu bay đến.
1.2.4 TWR Vân Đồn sẽ cấp huấn lệnh cho tàu bay khởi hành bao gồm những nội dung sau:

 

  1. Tên gọi tàu bay;

  2. Giới hạn huấn lệnh, thông thường là sân bay đến;

  3. Phương thức khởi hành và phương thức chuyển tiếp nếu cần thiết;

  4. Đường bay;

  5. Độ cao/Mực bay chỉ định;

  6. Mã SSR; và

  7. Chỉ thị hoặc thông tin liên quan khác không có trong nội dung mô tả của phương thức khởi hành.

Ghi chú:
Trường hợp huấn lệnh cung cấp phương thức khởi hành không ấn định độ cao/mực bay, tổ lái không được phép tự lấy độ cao theo quỹ đạo độ cao của phương thức mà phải xác nhận lại với TWR Vân Đồn để được ấn định độ cao/mực bay cụ thể nhằm đảm bảo an toàn bay.

1.3  Đối với tàu bay đến
1.3.1 Phương thức dành cho tàu bay đến gồm hai thành phần chính:
  1. Phương thức đến; và

  2. Phương thức chuyển tiếp nếu cần thiết.

1.3.2 Phương thức chuyển tiếp bắt đầu từ một điểm trên đường bay ATS đến vị trí mà tàu bay sẽ bắt đầu phương thức đến.
1.3.3 Các giới hạn về độ cao nhằm thiết lập phân cách giữa tàu bay đến với chướng ngại vật và với tàu bay khởi hành.
1.3.4 Huấn lệnh cho phép tàu bay thực hiện làm phương thức tiếp cận sẽ được TWR Vân Đồn cấp phù hợp với điều kiện khai thác thực tế.
1.3.5 TWR Vân Đồn sẽ cấp huấn lệnh cho tàu bay đến bao gồm những nội dung sau:

 

  1. Tên gọi tàu bay;

  2. Phương thức đến và phương thức chuyển tiếp nếu cần thiết;

  3. Đường CHC sử dụng;

  4. Độ cao/Mực bay chỉ định;

  5. Chỉ thị hoặc thông tin liên quan khác không có trong nội dung mô tả của phương thức đến.

Ghi chú:
Trường hợp huấn lệnh cung cấp phương thức đến không ấn định độ cao/mực bay, tổ lái không được phép tự giảm độ cao theo quỹ đạo độ cao của phương thức mà phải xác nhận lại với TWR Vân Đồn để được ấn định độ cao/mực bay cụ thể nhằm đảm bảo an toàn bay.

1.4  Phương thức dự phòng
1.4.1 Tàu bay không đáp ứng RNP 1 hoặc RNP APCH

Tổ lái phải thông báo về việc không đáp ứng RNP 1 hoặc RNP APCH cho TWR Vân Đồn và dự kiến sử dụng phương thức truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế.

1.4.2 Tàu bay bị suy giảm năng lực hệ thống RNP hoặc mất tín hiệu GNSS

Khi tàu bay bị suy giảm năng lực hệ thống RNP hoặc mất tín hiệu GNSS dẫn đến không thể đáp ứng các yêu cầu cho việc tuân thủ RNP 1 hoặc RNP APCH, tổ lái phải thông báo ngay cho TWR Vân Đồn và dự kiến sử dụng phương thức truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế.

1.4.3 Tàu bay gặp thời tiết xấu

Khi tàu bay đang bay trên phương thức RNP 1 hoặc RNP APCH mà gặp thời tiết xấu có khả năng tác động đến năng lực tuân thủ theo phương thức bay đã được cấp, tổ lái phải thông báo cho TWR Vân Đồn và yêu cầu chỉ thị khác.

1.4.4 Phương thức mất liên lạc vô tuyến

Trong trường hợp mất liên lạc vô tuyến, tổ lái dự kiến thực hiện các phương thức sau:

  1. Tàu bay đến tiếp tục bay trên phương thức đã được chỉ định, tuân thủ tất cả các hạn chế về độ cao và tốc độ, đến cuối STAR tiến nhập vòng chờ tại điểm tiếp cận đầu (IAF). Tàu bay rời vòng chờ theo giờ dự kiến tiếp cận (EAT) tổ lái nhận được và đã báo nhận với TWR Vân Đồn lần cuối, hoặc nếu không có EAT thì theo giờ dự kiến đến (ETA) trong kế hoạch bay hiện hành và thực hiện phương thức tiếp cận theo chỉ định của TWR Vân Đồn.

  2. Tàu bay khởi hành tiếp tục bay theo phương thức khởi hành, tuân thủ tất cả các hạn chế về độ cao và tốc độ, lấy độ cao lên đến mực bay bằng theo kế hoạch bay hiện hành.

1.4.5 Phương thức đổi đường CHC sử dụng
  1. TWR Vân Đồn sẽ ấn định thời gian thực hiện đổi đường CHC sử dụng, xác định thứ tự tàu bay tương ứng với đường CHC sử dụng để thông báo và cấp huấn lệnh chỉ định phương thức bay phù hợp cho tổ lái.

  2. Đối với tàu bay đang ở trên độ cao tối thiểu phân khu (MSA): TWR Vân Đồn cấp huấn lệnh cho tàu bay đảm bảo duy trì độ cao trên MSA và thực hiện tiến nhập các phương thức khác phù hợp với tình hình hoạt động bay.

  3. Đối với tàu bay đang ở độ cao dưới MSA: TWR Vân Đồn cấp huấn lệnh cho tàu bay lấy độ cao lên trên MSA theo lộ trình của phương thức hiện tại, sau đó tiếp tục điều hành tương tự như đối với tàu bay đang ở độ cao trên MSA.

     

1.5  Các lộ điểm SID/STAR/IAP/TRANSITION
STT Tên lộ điểm Tọa độ (WGS-84)Ghi chú
NumberWaypointsCoordinates (WGS-84)Remarks
1 THR03 210621N 1072428ETHR
2 VD030 210131N 1072158E 
3 VD031 205642N 1071929E 
4 VD032 205911N 1071400E 
5 VD033 210610N 1071300E 
6 VD003 211540N 1072917E 
7 VD103 211235N 1073601E 
8 VD203 210616N 1073245E 
9 THR21 210806N 1072522ETHR
10 VD210 211331N 1072810E 
11 VD211 211707N 1073003E 
12 VD212 211308N 1071721E 
13 VD213 211430N 1071533E 
14 VD214 212558N 1071451E 
15 VD800 210430N 1072331E 
16 VD801 210240N 1073736E 
17 VD802 211455N 1073453E 
18 VD900 211025N 1072634E 
19 VD901 205459N 1073353E 
20 VD902 205431N 1072417E 
21 BACHE 211616N 1071133E 
22 CATBA 205249N 1071115E 
23 DOCHU 210601N 1070610E 
24 HALAM 205813N 1070723E 
25 NAKHA 215800N 1062936E 
26 SAMSU 212037N 1072221E 
27 VAMAP 205549N 1070356E 

VVVD AD 2.23  CÁC TIN TỨC BỔ SUNG

1  Bảng hệ số ma sát đường cất hạ cánh

Đường CHC 03/21

Chiều dài đo (M)

Hệ số ma sát (μ)

Vị trí đo tính từ tim đường CHC (3 M)

Vị trí đo tính từ tim đường CHC (6 M)

Vị trí đo tính từ tim đường CHC (9 M)

12345
03 3 300150 0.64 0.82 0.65 0.88 0.62 0.80
21 3 300150 0.62 0.77 0.64 0.81 0.62 0.85
2  Các điểm HOT SPOT

HOT SPOT

Miêu tả

HS 1 Tàu bay khi di chuyển từ vệtđường lăn A1: Cần chú ý khi lăn qua giao điểm giữa các đường lăn B4, Bvệtđường lăn A1 → đường lăn B4 → đường CHC 03/21 để tránh lăn nhầm vào đường lăn B khi đến giao điểm giữa các đường lăn B4, Bvệtđường lăn A1.
HS 2 Tàu bay khi di chuyển từ đường lăn B5 → đường CHC: Cần chú ý chỉ được rẽ trái để đến ngưỡng đường CHC 03 để tránh rẽ phải nhầm sang ngưỡng đường CHC 21.
3  Đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay

Trường hợp cần đánh dấu vệt dừng bánh mũi, chóp an toàn được đặt trên vị trí vạch dừng bánh mũi tàu bay về hai phía, cách tim vệt lăn vào vị trí đỗ từ 2 M đến 3 M trước khi tàu bay lăn vào vị trí đỗ.

4  Hoạt động của chim và động vật hoang dã tại khu vực lân cận cảng hàng không ảnh hưởng đến sân bay
Loài chimSố lượng, độ cao hoạt động, mật độ, thời gian hoạt động, vịtrí cư trú và kiếm ănSự di chuyển hàng ngày, có cắt qua khu vực sân bayMức độ rủi ro an toàn
1234
Diều hâu
  1. Số lượng: 10 con.

  2. Mật độ chim: Bay theo cặp và bay theo đàn nhỏ khoảng 10 con.

  3. Độ cao hoạt động: 0–30 M.

  4. Thời gian hoạt động: Quanh năm.

  5. Vị trí cư trú: Các ngọn đồi, núi nhỏ quanh khu vực.

  6. Vị trí kiếm ăn: Khu vực biển xung quanh và các hồ nước ngọt và mặn trong khu bay.

  7. Khoảng cách từ vị trí cư trú đến vị trí kiếm ăn: Khoảng 10 KM.

  8. Hướng di chuyển: Các hướng.

  
Móc Còong
  1. Số lượng: Khoảng 100 con.

  2. Mật độ chim: Bay theo đàn.

  3. Độ cao hoạt động: 0–10 M.

  4. Thời gian hoạt động: Quanh năm.

  5. Vị trí cư trú: Các khu vực trong và ngoài khu bay.

  6. Vị trí kiếm ăn: Khu vực biển và các ao, hồ nước trong khu bay.

  7. Khoảng cách từ vị trí cư trú đến vị trí kiếm ăn: Khoảng 3 KM.

  8. Hướng di chuyển của chim: Các hướng.

  
Chim chèo bẻo
  1. Số lượng: Khoảng 50 con.

  2. Mật độ chim: Thưa.

  3. Độ cao hoạt động: 0–20 M.

  4. Thời gian hoạt động: Quanh năm.

  5. Vị trí cư trú: Các bụi cây trong và ngoài khu bay.

  6. Vị trí kiếm ăn: Khu vực canh tác nông nghiệp của người dân địa phương quanh sân bay.

  7. Khoảng cách từ vị trí cư trú đến vị trí kiếm ăn: Khoảng 5 KM.

  8. Hướng di chuyển: Các hướng.

  
Các loài chim khác
  1. Số lượng: Khoảng 20–30 con.

  2. Mật độ chim: Thưa.

  3. Độ cao hoạt động: 0–10 M.

  4. Thời gian hoạt động: Quanh năm.

  5. Vị trí cư trú: Các điểm trú ngụ quanh khu bay.

  6. Vị trí kiếm ăn: Quanh sân bay.

  7. Khoảng cách từ vị trí cư trú đến vị trí kiếm ăn: Khoảng 3 KM.

  8. Hướng di chuyển: Các hướng.

  
5  Danh mục không đáp ứng
STTNội dung không đáp ứngBiện pháp kiểm soát đang áp dụng
1

Chưa lắp đặt đèn đoạn dừng

Chi tiết xem tại link: https://english.caa.gov.vn/doc/airport-management/others.html
2Đài GP có bệ móng xây bằng gạch, cao từ 30-45 cm không đảm bảo độ dễ gãy
6  Tải trọng khai thác tàu bay trên đường CHC

Sức chịu tải của đường CHC 03/21 PCR = 880/R/B/W/U

  1. Đáp ứng khai thác: Chủng loại tàu bay code E như tàu bay A350/B787 và tương đương trở xuống có chỉ số ACRmax nhỏ hơn chỉ số PCR của đường cất hạ cánh được công bố.

  2. Đối với những loại tàu bay code E có chỉ số ACRmax lớn hơn chỉ số PCR của đường CHC thực hiện theo quy định tại mục 9 MAS 1 – Hướng dẫn thực hiện quy định khuyến cáo thực hành của ICAO Anex 14, Volume I) về thiết kế, khai thác sân bay.

VVVD AD 2.24  SƠ ĐỒ LIÊN QUAN ĐẾN SÂN BAY VÂN ĐỒN

Chart name

Page

Sơ đồ sân bay – ICAO

AD 2-VVVD-2-1

Tiêu chuẩn khai thác tối thiểu

AD 2-VVVD-3-1

Tiêu chuẩn khai thác tối thiểu (tiếp)

AD 2-VVVD-3-2

Sơ đồ sân đỗ/vị trí đỗ tàu bay – ICAO

AD 2-VVVD-4-1

Mức cao và tọa độ INS vị trí đỗ của tàu bay

AD 2-VVVD-4-2

Sơ đồ hướng dẫn di chuyển mặt đất – ICAO

AD 2-VVVD-5-1

Sơ đồ chướng ngại vật sân bay – ICAO – Loại A (Các giới hạn khai thác)

AD 2-VVVD-6-1

Sơ đồ khu vực tiếp cận – ICAO

AD 2-VVVD-8-1

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – Đường CHC 03: BACHE 1A, DOCHU 1A, HALAM 1A, CATBA 1A

AD 2-VVVD-9-1

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – Đường CHC 21: BACHE 1B, DOCHU 1B, HALAM 1B, CATBA 1B

AD 2-VVVD-9-3

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – RNP đường CHC 03: SAMSU 1A, CATBA 1C, HALAM 1D, DOCHU 1D

AD 2-VVVD-9-5

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – RNP đường CHC 03: SAMSU 1A, CATBA 1C, HALAM 1D, DOCHU 1D (Bảng mã hóa phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị RNP đường CHC 03)

AD 2-VVVD-9-6

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – RNP đường CHC 21: CATBA 1D, HALAM 1E, DOCHU 1E

AD 2-VVVD-9-7

Sơ đồ phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị (SID) – ICAO – RNP đường CHC 21: CATBA 1D, HALAM 1E, DOCHU 1E (Bảng mã hóa phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị RNP đường CHC 21)

AD 2-VVVD-9-8

Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 03/21: BACHE 1C, DOCHU 1C, HALAM 1C

AD 2-VVVD-11-1

Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 03: VAMAP 1A, DOCHU 1F, BACHE 1D

AD 2-VVVD-11-3

Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 03: VAMAP 1A, DOCHU 1F, BACHE 1D (Bảng mã hóa phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị RNP đường CHC 03)

AD 2-VVVD-11-4

Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 21: HALAM 1F, DOCHU 1G, NAKHA 1A

AD 2-VVVD-11-5

Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 21: HALAM 1F, DOCHU 1G, NAKHA 1A (Bảng mã hóa phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị RNP đường CHC 21)

AD 2-VVVD-11-6

Sơ đồ độ cao tối thiểu giám sát không lưu – ICAO

AD 2-VVVD-12-1

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: VOR Y đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-1

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: VOR Z đường CHC 03 CAT A, B

AD 2-VVVD-13-3

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: VOR Z đường CHC 03 CAT C, D

AD 2-VVVD-13-5

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: VOR Z đường CHC 21 CAT A, B

AD 2-VVVD-13-7

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: VOR Z đường CHC 21 CAT C, D

AD 2-VVVD-13-9

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS Z đường CHC 03 CAT A, B

AD 2-VVVD-13-11

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS Z đường CHC 03 CAT C, D

AD 2-VVVD-13-13

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS Y đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-15

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Z đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-17

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Z đường CHC 03 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị RNP Z đường CHC 03)

AD 2-VVVD-13-18

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Y đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-19

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Y đường CHC 03 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị RNP Y đường CHC 03)

AD 2-VVVD-13-20

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS W đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-21

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS W đường CHC 03 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị ILS W đường CHC 03)

AD 2-VVVD-13-22

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS X đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-23

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS X đường CHC 03 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị ILS X đường CHC 03)

AD 2-VVVD-13-24

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Z đường CHC 21

AD 2-VVVD-13-25

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Z đường CHC 21 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị RNP Z đường CHC 21)

AD 2-VVVD-13-26

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Y đường CHC 21

AD 2-VVVD-13-27

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: RNP Y đường CHC 21 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị RNP Y đường CHC 21)

AD 2-VVVD-13-28

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS V đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-29

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS U đường CHC 03

AD 2-VVVD-13-31

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng thiết bị – ICAO: ILS U đường CHC 03 (Bảng mã hóa phương thức tiếp cận bằng thiết bị ILS U đường CHC 03)

AD 2-VVVD-13-32

Sơ đồ phương thức tiếp cận bằng mắt – ICAO

AD 2-VVVD-14-1