Pháp lệnh Hải quan quy định "Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mượn đường Việt Nam. Hải quan Việt Nam có trách nhiệm đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới".
Hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam (gọi chung là đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan) khi đã qua biên giới Việt Nam, đều chịu sự quản lý nhà nước về hải quan.
Đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm
Hàng hóa:
Hàng hóa của các tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, của các tổ chức khác hoặc cá nhân.
Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Hàng hóa mua bán, trao đổi giữa các tổ chức kinh tế với chủ phương tiện vận tải nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng mẫu, quảng cáo, triển lãm hoặc tham gia hội chợ.
Tài sản di chuyển thừa kế.
Các loại hàng hóa khác theo quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
Hành lý xuất khẩu, nhập khẩu:
Những vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân hoặc mục đích chuyển đi của hành khách xuất cảnh hoặc nhập cảnh; của người làm việc trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùng chuyến theo người hoặc không cùng chuyến
Ngoại hối: Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngoại hối bao gồm:
Các loại tiền nước ngoài, bao gồm tiền giấy, tiền bằng kim loại còn hiệu lực lưu hành, các loại phiếu, các phương tiện chi trả được ghi bằng tiền nước ngoài như công trái Nhà nước, phiếu kho bạc, trái phiếu, hối phiếu, cổ phiếu, ngân phiếu, phiếu lợi tức, séc thường, séc lữ hành, thư tín dụng lữ hành, lệnh trả tiền, giấy nhận nợ và các chứng nhận tiền gửi bưu điện (gọi tắt là ngoại tệ).
Kim loại quí, đá quí khi được mang hoặc chuyển ra nước ngoài, hoặc từ nước ngoài mang hoặc chuyển vào Việt Nam bao gồm vàng bạc và kim loại thuộc nhóm bạch kim (Platin, pladi, Irdi, Ru-ten-ni, og-ni), ở thể nguyên chất hay hợp kim dưới dạng thể nén, khối, lá, hột, mảnh vụn, bột, dung dịch hay đã thành các loại tư trang, vật dụng thí nghiệm, đồ dùng gia đình và cá nhân, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, vật lưu niệm, đồng tiền cũ không còn giá trị lưu hành; đá quí gồm như kim cương, nhóm ru bi, sa phia còn nguyên thể hay đã chế biến.
Bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu và bưu phẩm đựng đồ vật, hàng hóa xuất, nhập khẩu:
Đồ vật, tài sản khác:
Các vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, tem bưu chính, tro hài cốt, các loại lâm sản hoặc sản phẩm được chế biến từ lâm sản và nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu.v.v...
Tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh.
Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh.
Chủ sở hữu của các đối tượng trên phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực Hải quan
Các đối tượng kiểm tra hải quan chỉ khi đã hoàn thành thủ tục hải quan mới được phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc lưu thông trong nội địa Việt Nam.
Các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về hải quan, khi làm thủ tục hải quan phải chịu sự kiểm tra hải quan. Nếu đã nhập nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực xuất, thì phải chịu sự giám sát hải quan. Thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan quy định như sau:
Từ khi nhân viên hải quan tiếp nhận đối tượng kiểm tra, giám sát cho đến khi thực xuất;
Từ khi nhân viên hải quan tiếp nhận đối tượng kiểm tra, giám sát nhập tới cửa khẩu đầu tiên, cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan
Việc kiểm tra chỉ tiến hành một lần. Trường hợp nghi vấn cần kiểm tra lại, phải do giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố hoặc tương đương quyết định.
Khi kiểm tra nhất thiết phải có mặt của chủ hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải... hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Trường hợp cần thiết, vì lý do an ninh, vệ sinh môi trường, hải quan được quyền kiểm tra ngay hàng hóa, hành lý...vắng chủ nhưng phải có mặt của đại diện cơ quan vận tải.
Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp chủ hàng đề nghị kiểm tra tại các điểm khác (như kho chuyên dùng trong nội địa), phải đăng ký trước và được Hải quan cấp tỉnh trở lên chấp thuận và phải tuân theo quy chế niêm phong hoặc áp tải hải quan.
Khi kiểm tra xong một lô hàng, chủ hàng phải xác nhận tình trạng hàng hóa trên thực tế và tờ khai hải quan.
Đối tượng kiểm tra hải quan quá cảnh Việt Nam không phải kiểm tra hải quan (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật), nhưng phải chịu sự giám sát hải quan. Thời gian chịu sự giám sát hải quan kể từ khi tới của khẩu đầu tiên tới khi xuất.
Hành lý và phương tiện vận tải của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao; phương tiện vận tải của cơ quan ngoại giao; hành lý và phương tiện vận tải của các đối tượng đặc biệt khác (được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định) được miễn kiểm tra hải quan.
Chủ các đối tượng kiểm tra hải quan, khi đến các địa điểm làm thủ tục hải quan phải thực hiện đúng những qui định sau đây.
Khai đúng, khai đủ nội dung vào tờ khai hải quan, không được tự tiện sửa chữa, tẩy xoá;
Nộp tờ khai hải quan và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Đưa các đối tượng kiểm tra hải quan đến địa điểm qui định để hải quan kiểm tra;
Nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải.
Đảm bảo phương tiện đi đúng tuyến đường, nhập và đậu đúng cảng và nơi qui định trong giấy phép theo hành trình đã qui định;
Dừng phương tiện vận tải đúng địa điểm qui định để làm thủ tục hải quan;
Tạo thuận lợi để hải quan kiểm tra, áp tải và niêm phong phương tiện vận tải khi cần thiết;
Không trao đổi, mua bán hàng hóa, hành lý ở nơi tàu bay đang đậu;
Không tự ý xếp, dỡ hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực xuất;
Chấp hành các qui định xử lý của hải quan Việt Nam.
Để việc làm thủ tục hải quan được nhanh chóng, thuận tiện: Người lái, người chỉ huy tàu bay, hoặc người được ủy quyền phải nộp cho hải quan ngay sau khi tàu bay hạ cánh nhập cảnh và trước khi tàu bay xuất cảnh cất cánh những giấy tờ theo qui định về việc làm thủ tục hải quan.
Người chỉ huy, điều khiển phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam, khi đến cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam phải khai báo nộp giấy phép và các giấy tờ cần thiết khác theo qui định.
Trong thời gian chịu sự giám sát hải quan, phải đảm bảo nguyên vẹn tình trạng và trình tự xếp hàng hóa, hành lý, và thực hiện các nghĩa vụ qui định như đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khác.
Những hàng hóa, vật phẩm sau đây không được xuất khẩu hoặc khi xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.
(Theo đường phi mậu dịch).
Công
Trĩ các loại
Gà sao
Gà gô
Tê giác
Heo vòi
Voi
Trâu rừng
Bò tót
Bò rừng các loại
Hươu sao
Hươu sạ
Chồn bay
Chồn sương
Vượn
Vẹt các loại
Tê tê
Hổ
Báo
Gấu
Chó rừng
Cẩm lai các loại
Gỗ đỏ
Gụ
Giáng hương các loại
Lát các loại
Hoàng đàn
Mun các loại
Sến
Nghiến
Sao các loại
Lim xanh.
Những hàng hoá, vật phẩm sau đây không được nhập khẩu, hoặc muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam:
Cục Hàng không Việt Nam
Phòng An ninh hàng không
119 Phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên
Hà Nội, Việt Nam
Fax: +84 24 38271353
Telephone: +84 24 38271353
AFS: Không
Email: avsec@caa.gov.vn
Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu
Sáng: 08h00 - 11h30 (giờ địa phương)
Chiều: 13h00 - 17h00 (giờ địa phương)